Các bộ lạc người German cổ đại Lịch_sử_Đức

Nhà tắm nước nóng của người La Mã tại Trier

Không rõ lịch sử nước Đức chính xác bắt đầu từ năm nào. Dân tộc Đức ngày nay có cội nguồn từ người Aryan - một dân tộc châu Á vào thời cổ đại. Chúng ta không rõ rằng dòng giống này định cư trên miền đất nào, chỉ biết rằng trong đợt di dân cuối cùng tràn đến Đông ÂuNga hàng ngàn năm trước khi Chúa Giêsu ra đời. Trước khi người Aryan đến an cư lạc nghiệp, dòng sông Rhine đã chảy xiết, dãy Anpơ đã trang hoàng bầu trời bằng những đỉnh đồi hùng vĩ của nó. Các dòng sông RhoneDonau đã cuồn cuộn đổ ra biển. Và, phong cảnh đẹp đẽ ấy không dễ mà đón chào người Aryan giàu có từ Á châu, mà hẳn là họ phải di cư gian khổ lắm. Có lẽ dòng giống táo tợn này đã gây những cuộc xung đột kinh hoàng bạt vía tại châu Âu, tạo điều kiện cho họ đạt chân đến vùng đất ngày nay là Đức. Vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, ba nhánh lớn của tộc Aryan chiếm lĩnh châu Âu phía Bắc nền văn minh Hy Lạp cổ đại và bán đảo Ý: trong đó có người German. Trường hợp của người Teuton thì có khác: họ không định cư tại một miền đất nào đã hoàn toàn được cha ông họ xác lập từ xưa. Hai nền văn minh Hy - La cổ đại chưa hề biết gì về người Teuton, cho tới khi nhà hàng hải Hy Lạp là Pythias đi qua vào năm 330 trước Công Nguyên, đã nghe được những câu chuyện kinh hoàng về các chiến binh người Goth. Người Goth cũng là một dân tộc thiện chiến German, họ xâm nhập theo đường biển tràn vào Bắc Ý, cướp phá dữ dội. Họ có mắt xanh, dữ tợn, tóc vàng hoe và dài, gây cho người Âu kinh sợ. Đến cả thành La Mã dần cũng biết về người Goth man rợ, nhất là những nữ tu áo trắng và thường tiên đoán, hiến tế chư thần của họ. Song, người German vẫn không thể chống nổi các binh đoàn Lê dương La Mã của quan Tổng tài Gaius Marius. Vào năm 102 trước Công Nguyên, quân dân German kiên cường nhưng bại trận, quân La Mã đánh chiếm đồi núi gần Aix. Phần lớn dân German tự sát để bảo toàn khí tiết, phần còn lại bị quân La Mã giải về thủ đô trong ngày khải hoàn. Ấy là lần đầu tiên người German hiện diện trước cổng thành La Mã nguy nga.[33]

Dù sao chăng nữa thì người Teuton và đồng minh là người Cimbri và người Ambronen trở thành một mối đe dọa ghê gớm của người La Mã, đến mức chính cái tên Teuton của họ được người La Mã dùng để chỉ hiểm họa từ dân man rợ ở phương Bắc. Sau này, bất kỳ một đội quân German nào đánh phá La Mã cũng được gọi là bọn Teuton, và chính từ đó "người Teuton" được coi là mọi dân tộc German thời cổ đại, và người Đức ngày nay. Và, trong hai khái niệm người German và người Đức, khái niệm người Đức ra đời trễ hơn rất nhiều, khi ấy nhân dân Đức bắt đầu trỗi dậy ý thức dân tộc của riêng mình.[34] Về địa lý, Đức có nhiều nghĩa trong thời kỳ cổ đại. Có lẽ đó là miền Germania thuộc La Mã (Germania Romana), bao gồm phần lớn miền Tây Bộ và Nam Bộ của nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay, những "Vùng đất thấp" về phía Tây và Nam Sông Rhine, miền Tây Bắc Bộ Thụy Sĩ, và những khúc đất của miền Bắc Bộ và Đông Bộ nước Pháp. Từ vùng Hạ Sông Rhine chạy về phía Đông, có miền đất của dân man rợ German (Germania barbara), mà người La Mã có dã tâm thôn tính. Kể từ sau cuộc xâm lược của Marius, người German chia làm nhiều thị tộc căm ghét lẫn nhau, chém giết nhau không thương tiếc. Một trong số đó có thị tộc Cherusker nằm ở miền Nam Hannover ngày nay, nổi tiếng với hoài bão nhất thống dân tộc của vị tù trưởng anh hùng Arminius (Hermann) - con của tù trưởng Segimer.[33][35] Vào năm 12 trước Công Nguyên, Hoàng đế La MãAugustus Caesar cất quân xâm lược miền Germania nằm giữa sông Rhine, biên giới phía Đông của miền Gallia (Gaule hoặc là nước Pháp ngày nay), và dòng sông Elbe, cùng với sông này, dòng sông Danube xanh đã làm nên một biên giới tự nhiên cho Đế quốc La Mã ở miền BắcĐông Âu. Ban đầu, con nuôi của Augustus là Nero Claudius Drusus đã buộc dân German phải thần phục. Sau khi Drusus chết ngoài xa trường, vua La Mã tấn phong Tiberius - anh trai của Drusus - làm Hoàng thái tử và giao cho ông này làm Tổng chỉ huy quân La Mã tại Germania. Tiberius hoàn tất công cuộc chinh phạt và củng cố tỉnh Germania, song ông phải bận tâm với một cuộc khởi nghĩa lớn tại ÁoNam Tư. Quan Tổng đốc thành SyriaQuintilius Varus lên nắm binh quyền thống trị Germania. Theo Velleius Paterculus - viên Sĩ quan dưới quyền Tiberius - Varus đưa tỉnh này trở nên giàu mạnh hơn, thoát khỏi sự nghèo đói như lúc ông nhậm chức. Tuy nhiên, nhà sử học Theodor Mommsen (nghiên cứu về Đế quốc La Mã, đạt giải Nobel) nhận xét rằng Varus là kẻ xấu xa, giàu sang, ngu dốt có cái tàn nhẫn của vua chúa, và chẳng am hiểu gì về quân sự.[34]

Các chiến binh German chiến đấu trong trận chiến rừng Teutoburg (vẽ năm 1909).

Do thời ấy một Tổng đốc tỉnh nào trong Đế quốc La Mã cũng đồng thời là viên chỉ huy quân sự tỉnh ấy, việc Varus không có tài quân sự mang lại hậu quả thậm tệ. Vào năm 9, lúc kéo quân về nghỉ đông, Varus bị quân dân German phục kích trên con đường quân sự rộng mở tới cánh rừng Teutoburg (ở xứ Westfalen ngày nay). Tù trưởng Arminius đã liên kết với các thị tộc Chatten, Brukterer và Marser.[35] Quân dân German hợp lực đánh tan nát quân địch, tiêu diệt hoàn toàn cả ba binh đoàn Lê dương La Mã của Varus. Varus cùng nhiều binh tướng khác phải tự tử vì sợ rơi vào tay quân German, và chỉ duy nhất một số ít chiến binh La Mã chạy thoát khỏi trận kịch chiến. Những binh lính La Mã còn lại cũng bị các chiến binh German thiêu sống, chôn sống hoặc là dùng làm vật cúng tế bách thần.[34] Arminius trở thành vị anh hùng dân tộc của nước Đức, là vị dũng tướng giải phóng dân tộc, kiên cường chống chọi với Đế quốc La Mã khổng lồ. Các bộ lạc người German đều tôn vinh ông,[36] và chiến thắng vẻ vang của ông là một trong những trận thắng quyết định nhất trong quân sử phương Tây.[37] Chiến thắng huy hoàng này cũng được xem là mốc khởi đầu cho nền lịch sử dân tộc Đức: nền văn hóa Đức phát triển riêng rẽ bên ngoài Đế quốc La Mã bại trận. Song, La Mã cũng có thể coi là một điểm khởi phát của nước Đức: ngay cả Arminius trước khi đại thắng trận chiến rừng Teutoburg cũng có thời cư ngụ tại La Mã, và từng là một chiến binh của La Mã.[38][39] Chính giai đoạn làm lính La Mã và chứng kiến sự thịnh vượng của thị dân La Mã đã khiến cho ông mong ước nhất thống dân tộc Đức vững mạnh, song những xung đột giữa các thị tộc German sẽ còn tiếp diễn sau này.[33]

Ở phía Đông sông Rhine, chỉ có thành lũy Aliso của quân La Mã là không hoàn toàn suy sụp trong cuộc khởi nghĩa của quân dân German. Là một thành lũy kiên cố trên con đường quân sự bên dòng sông Lippe, có lẽ là không xa Haltern am See ngày nay, Aliso được vị lão tướng Lucius Caedicius - với kinh nghiệm lâu năm phụng sự các binh đoàn Lê dương La Mã. Quân dân German ở chốn này toan đánh úp Aliso nhưng không thành, sau đó họ quyết tâm công hãm thành này, song họ phải thoái lui ngay từ vòng ngoài thành để phong tỏa nó từ một khoảng cách an toàn hơn. Quân German chém giết kịch liệt với quân La Mã, với những thứ binh khí lợi hại. Caedicius phải chờ viện binh, song quân La Mã đại bại với tổn thất ê chề, khiến ông phải dẫn các binh sĩ cùng vợ con chạy qua sông Rhine về nơi an toàn trong đêm tối. Tuy Tiberius kéo viện binh đến, mọi sự đã muộn. Hoàng đế Augustus phải từ bỏ ý đồ xâm lược miền Germania. Ông biết rằng nhân dân German rất gan dạ, kiên cường, sẽ làm cho La Mã phải hao tổn nguồn nhân lực và tài nguyên thêm nữa, do đó quyết định lui quân trở về.[34]

Hoàng đế Tiberius lên nối ngôi vào năm 14, lại mưu mô xâm lược Germania. Lần này, vua La Mã cử danh tướng Germanicus - con trai của Hoàng đệ Drusus quá cố - mang đại quân vào đánh Germania, để báo thù cho thảm bại trong rừng Teutoburg. Tân Hoàng đế cũng phong cho Germanicus làm con nuôi và người kế ngôi của mình, đồng thời nhiệt tình ủng hộ ba chiến dịch lớn của Germanicus đánh người German dũng mãnh. Nhận lệnh vua, Germanicus kéo các binh đoàn Lê dương tiến sâu vaò miền đất, tàn phá bản làng của người German và củng cố bá quyền của La Mã. Vào năm 15, Germanicus phát động chiến dịch thứ hai, quân La Mã tiến về rừng Teutoburg - nơi đại bại năm xưa diễn ra - để làm lễ tế các tử sĩ La Mã xưa. Phải đến chiến dịch thứ ba thì Germanicus mới đánh bại được liên quân German để báo thù và lập lại uy thế của La Mã, song Arminius sống sót trong trận đánh này. Song, Germanicus vẫn không thể làm gì được miền Germania. Quân lương thiếu thốn, các con đường không chút an toàn. Trên đường rút quân về từ sông Ems đến Biển Bắc, đại binh gồm 8 nghìn dũng sĩ của Germanicus lâm vào một thảm họa khủng khiếp: một cơn bão kinh hoàng bạt vía Mùa Thu đã phá tan tác các thuyền chiến La Mã, đẩy chúng trôi dạt ra tận xa. Vua La Mã nhận thấy rằng người German quá kiên cường trong khi La Mã đã không làm gì được, lại còn mất mát quá nhiều binh sĩ, bèn quyết định không bao giờ dám cho quân sang đánh Germania nữa.[34] Người Sachsen bốn thế kỷ sau khi tràn vào các đảo Anh, đã truyền tụng những bài hát ca ngợi công đức của người anh hùng Arminius.[33] Vào năm 100, nhà sử học La Mã vĩ đại Tacitus có viết cuốn sử Germania về dân tộc German sinh sống tại vùng đất này, qua đó ông ca ngợi bản lĩnh cao đẹp, mãnh liệt của người German hào hùng. Chính vịêc tìm thấy cuốn sử này và xuất bản ở Ý vào năm 1455 đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc vẻ vang của nhân dân Đức. Tác phẩm này cũng cho thấy người German thời bấy giờ không bao giờ sống lề mề, tham nhũng.[40]

Người German cổ theo Đa Thần giáo, tôn thờ các vị thần của người Aryan xưa. Họ trọng đạo, dũng cảm, trung thành, hiếu khách, song không có văn minh, chữ viết và văn nghệ. Trong suốt ba thế kỷ sau khi Arminius tận diệt quân xâm lược La Mã, xã hội Đức dần tiến triển, xuất hiện hai tầng lớp người tự do và không tự do. Các bộ lạc phía Nam khác hẳn có bộ lạc phía Bắc: chỉ sống mai đây mai đó, không nơi ở. Ở phía Bắc (tổ tiên của người Angeln-Sachsen) thì các nhân vật các thế lực nhất trong bộ tộc nắm quyền bính, và cứ thế cha truyền con nối, còn tầng lớp không tự do phải chịu kiếp nô dịch phụng sự tầng lớp tự do, và không được đi lính. Nước Đức cổ không hề có thành thị, chỉ có các làng mạc, tại đây họ sống trong các túp lều thô sơ. Mỗi làng trao cho 100 người quyền hạn bầu chọn tù trưởng hoặc là vua. Trong những buổi tham kiến tại làng bản, tầng lớp tự do yết kiến vua và trao đổi các vấn đề dân sự với vua. Đến giữa thế kỷ thứ ba, các bộ tộc German nhỏ hợp nhất thành các liên minh hùng mạnh. Tỷ như người Alamannen, luôn chung sống cộng đồng với nhau trong một lãnh thổ ở miền Nam. Người Frank chiếm lĩnh các bờ sông Rhinesông Saal. Người Sachsen mở đất khắp miền Bắc Đức, và người Goth, hai bên sông Dnieper, chia làm hai tộc người Đông GothTây Goth.[33] Tuy người ta thường gọi mọi dân tộc nêu trên là người Teuton tổ tiên người Đức, thực chất những tên gọi này không hẳn đồng nghĩa nhau. Ngoài dân Alamannen và Đông Frank an cư lạc nghiệp ở vùng đất mà ngày nay là nước Cộng hòa Liên bang Đức, người Angeln và người Sachsen sang cũng định cư tại nước Anh. Ngôn ngữ của họ là tiên tổ của tiếng Anh hiện nay, không những thế ngôn ngữ của các dân tộc German sinh sống tại Na Uy, Thụy ĐiểnHà Lan cũng dần dần phát triển thành quốc ngữ của các quốc gia này. Do đó, nguồn gốc của đất nước này không thể hoàn toàn là các bộc lạc người German - tổ tiên của người Đức hiện nay.[34]

Quá trình di trú của người German cổ đại

Xã hội German cổ đại ngày một phát triển, dân số càng gia tăng. Do đó, họ tiến hành di trú sang Đế quốc La Mã để mở đất, xây đời. Các bộ lạc German ngày càng hùng mạnh, đe dọa đến biên cương La Mã.[41] Vào năm 238, quân Goth tấn công thành phố Histria của La Mã ở cửa sông Danube. Vào năm 250, vua Kniva thân chinh vượt sông Danube xâm phạm lãnh thổ của La Mã. Họ nhanh chóng chiến thắng, rồi trong trận Abrittus vào năm 251 họ đại thắng và tiêu diệt được Hoàng đế Decius.[42]

Tuy người Alemanni và người Schwaben thường đe doạ đến biên thùy của La Mã bên sông Rhine, mối hiểm nguy lớn nhất đối với La Mã là những cuộc di dân quy mô lớn của người German.[41] Cuộc bành trướng của người Hung đã khiến cho người Goth tăng cường di dân vào Đế quốc Đông La Mã, trong khi ấy người Vandalngười Langobardi cũng di dân vào Nam Âu. Cuộc di trú này khiến cho người German cổ được tiếp cận và hiểu biết thêm về nền văn minh La Mã rạng rỡ.[33] Nhưng vua Goth là Fritigern, do bị quan lại địa phương Đông La Mã đối xử tệ bạc, nên đã phất cờ khởi nghĩa. Tình trạng chung sống giữa người La Mã và người German chấm dứt.[41] Sau một vài thất bại của quân Đông La Mã, Hoàng đế Valens nhờ cháu là Hoàng đế Gratianus phái đại quân đến hỗ trợ, và đích thân Valens thống lĩnh quân Tây La Mã đánh quân Fritigern. Valens và các chiến binh bị tàn sát thê thảm trong trận Hadrianopolis vào năm 378, khi quân ông bị quân Tây Goth phục kích. Đây là một chiến thắng hiển hách nhất của quân dân Tây Goth trước quân La Mã, qua đó quân Kỵ Binh Tây Goth lưu danh trong nền quân sử nước Đức hào hùng.[43] Ngay sau đó, trong trận Thessalonica (380) họ đánh tan nát quân Đông La Mã do tân Hoàng đế Theodosius I, cuối cùng nền hòa bình được tái lập.[44] Người La Mã bắt đầu cởi mở hơn cho sự di trú của các dân tộc man rợ German.[41]

Dưới trướng vua Alaric I, quân Tây Goth lại giáng những đòn nặng nề nhất vào La Mã. Vào năm 410, ông động binh đánh phá thành La Mã, làm cho Đế quốc Tây La Mã khánh kiệt. Thân quyến của ông là Ataulf cũng tiếp tục quấy phá La Mã, chiếm lĩnh được miền Nam Gaule và Tây Ban Nha.[41] Trong thời buổi này, người Angeln và Sachsen cũng tràn vào đảo Anh, dẫn tới sự Teuton hóa tại đây.[33] Người Burgundy cũng chiếm cứ miền Provence trên đất Gaule. Những chiến binh Vandal hung bạo dưới thời vua Geiseric thậm chí còn đánh phá thành La Mã.[41] Vào năm 455, trong trận Nedao tàn khốc, liên quân German đại phá tan tành quân Hung, tiêu diệt vua Hung là Ellac và chấm dứt cuộc xâm lược của quân Hung vào Âu châu.[45] Cuối cùng, trên đà suy yếu, Đế quốc Tây La Mã bị một thủ lĩnh quân đánh thuê German là Odoacer tiêu diệt vào năm 476.[1] Sau này, với nhà vua Theodoric Đại đế (454 - 526), người Đông Goth lập quốc tại Ý. Các nhà vua German hồi ấy thường đam mê tinh hoa văn hóa La Mã cổ và muốn học hỏi theo.[41]

Các Công quốc cội nguồn

Các 'Công quốc cội nguồn' (Công quốc bộ tộc) tại Đức chỉ yếu là những khu vực sinh sống của các bộc lạc German cổ xưa trên miền đất này. Những dòng tộc German này nguyên là người Frank, người Sachsen, người Alemanni, người Burgundy, người Thüringer và người Rugier. Vào thế kỷ thứ 5 người Burgundy đã di trú đến lãnh thổ La Mã và sẽ sinh sống trong khu vực Hạ Burgundy từ năm 443 cho đến năm. 458. Khu vực sinh sống của họ tại Đức, cùng với người Sachsen, đã bị dân Frank chiếm cứ. Dân Rugier - Odoacer tiêu diệt vào năm 487 - đã thiết lập một liên minh các bộ tộc German mới trong cương thổ của họ, đó là người Bayern. Tất cả những 'Công quốc cội nguồn' ấy cuối cùng đềuu bị quân Frank thu phục, trong đó có quân Alamanni vào các năm 496 cà 505, rồi quân Thüringer vào năm 531.[46]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Đức http://www.camelotintl.com/world/02frederick_the_g... http://www.camelotintl.com/world/02frederick_willi... http://www.camelotintl.com/world/europe.html http://www.rootsweb.com/~deubadnw/history/maps/map... http://www.bpb.de/ http://www.documentarchiv.de/ http://www.erlangerhistorikerseite.de/vl-dtld.html http://usa.usembassy.de/etexts/ga3-450426.pdf http://hdl.handle.net.proxy.cc.uic.edu/2027/heb.01... http://books.google.com.vn/books?id=-PMNAAAAQAAJ&p...